Sản xuất Hana_to_hebi

Trong một nỗ lực nhằm tránh khỏi sự phá sản, Nikkatsu, hãng phim lâu đời nhất của Nhật Bản đã bắt tay vào thực hiện một bộ phim hồng, hay còn gọi là phim khiêu dâm softcore vào năm 1971 với loạt phim hồng nổi tiếng và được giới phê bình khen ngợi.[3] Tuy nhiên, năm 1974 mới thực sự là một năm khó khăn của hãng phim, khi họ không có phim nào mang đến lợi nhuận cao.[4]

Kể từ cuối những năm 1960, Naomi Tani bắt đầu trở nên nổi tiếng với biệt danh "Nữ hoàng màu hồng". Cô là nữ diễn viên nổi tiếng nhất trong dòng "phim hồng" độc lập kinh phí thấp từng thống trị thị trường điện ảnh nội địa Nhật Bản. Nikkatsu từng cố gắng tuyển mộ Tani vào loạt phim Roman Porno của họ trong nhiều năm trời, nhưng cô luôn từ chối vì hãng phim không chịu tham gia thể loại phim bạo dâm, vốn là sở trường của cô.[5] Tani cuối cùng đồng ý gia nhập hãng phim với điều kiện bộ phim đầu tiên của cô phải là tác phẩm dựa trên cuốn tiểu thuyết bạo dâm Hoa và Rắn của Oniroku Dan.[6] Bởi lẽ, Tani từng thủ vai chính trong phiên bản điện ảnh của cuốn tiểu thuyết khác do Dan chấp bút có tên mang tên Flower and Snake: Rearing the Flesh (花と蛇より 肉の飼育, Flower and Snake: Rearing the Flesh?) do Yamabe Pro phát hành.[7][8]

Nikkatsu đồng ý với các điều kiện của Tani, nhưng vẫn còn một trở ngại là làm sao thuyết phục Oniroku Dan cho phép hãng phim chuyển thể cuốn tiểu thuyết của ông lên màn ảnh. Sau những cuộc thương lượng kéo dài, Dan đã mời đạo diễn Masaru Konuma và nhà viết kịch bản Yozo Tanaka đến nhà của mình để "thảo luận thêm". Đang họp thì đột ngột mất điện, Dan gọi người đến thắp nến. Lúc này, Naomi Tani bất ngờ xuất hiện trong bộ kimono truyền thống của Nhật Bản, cầm trên tay một chiếc đèn lồng. Konuma sau đó nói, "Đây là cảm giác sân khấu của Dan - cách mà ông ấy nói đồng ý".[9]

Cả đạo diễn Konuma và biên kịch Tanaka đều đồng thuận rằng cuốn tiểu thuyết của Dan không thể dựng thành phim được và bắt buộc phải cải biên đôi chút. Tuy nhiên cả Dan lẫn Naomi Tani đều phản đối điều này, từ đó giữa hai bên đã có những xích mích đáng kể về câu chuyện trong quá trình viết kịch bản. Konuma sau này đã nhận xét về vai trò của Naomi Tani trong quá trình làm phim như sau: "Trong khi chúng tôi đang xây dựng phần kịch bản cuối cùng, cô ấy tranh cãi rất nhiều. Tuy nhiên, tôi rất ấn tượng với sự thay đổi trong thái độ của cô ấy sau quyết định cuối cùng của công ty. Trong suốt buổi ghi hình, cô ấy không bao giờ gây khó khăn cho chúng tôi. Thay vào đó, cô ấy rất tận hiến. Tôi ngưỡng mộ sự chuyên nghiệp của cô ấy".[9]

Sau khi Hoa và Rắn trở thành một tác phẩm ăn khách, hãng Nikkatsu muốn xây dựng một vài phần phim tiếp theo. Tuy nhiên Dan đã từ chối tham gia vào bộ phim tiếp theo, Ikenie Fujin (1974),[9] phần phim mà thậm chí còn thành công hơn so với Hoa và Rắn. Tuy nhiên, về sau Dan đã hòa giải với hãng phim và thiết lập mối quan hệ cộng tác bền chặt với cả Nikkatsu và Naomi Tani.[10]